pacman, rainbows, and roller s
khai dai nhan







phần mềm hỗ trợđổi tone onlinecảm âm sáobẩn bựa hội

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WAP,
MÌNH LÀ" BẨN BỰA BOY" CÁC BẠN LÊN YOUTUBE TÌM MÌNH VỚI TỪ KHOÁ "BẨN BỰA BOY" HOẶC CLICK VÀO
nhớ supcribe kênh của mình nha , mình sẽ liên tục cập nhật những beat sáo c5 và những bản sáo hay nhất cho các bạn
fanpage: cảm âm sáo trúc vũ gia
mua sáo trúc liên hệ : 01635618531

Các đối tượng trong javascript

Như­ đã nói JavaScript là ngôn ngữ lập trình dựa trên đối tượng, nhưng không h­ớng đối tượng bởi vì nó không hỗ trợ các lớp cũng nh­ tính thừa kế. Phần này nói về các đối tượng trong JavaScript và ở hình chỉ ra sơ đồ phân cấp các đối tượng.
Trong sơ đồ phân cấp các đối tượng của JavaScript, các đối tượng con thực sự là các thuộc tính của các đối tượng bố mẹ. Trong ví dụ về Chương trình xử lý sự kiện trước đây form tên PHIEU_DIEU_TRA là thuộc tính của đối tượng document và trường text AGE là thuộc tính của form PHIEU_DIEU_TRA. Để tham chiếu đến giá trị của AGE, bạn phải sử dụng:
document.PHIEU_DIEU_TRA.AGE.value
Các đối tượng có thuộc tính (properties), Phương thức (methods), và các Chương trình xử lý sự kiện (event handlers) gắn với chúng. Ví dụ đối tượng document có thuộc tính title phản ánh nội dung của thẻ <TITLE> của document. Bên cạnh đó bạn thấy Phương thức document.write được sử dụng trong nhiều ví dụ để đ­a văn bản kết quả ra document.
Đối tượng cũng có thể có các Chương trình xử lý sự kiện. Ví dụ đối tượng link có hai Chương trình xử lý sự kiện là onClick và onMouseOver. onClick được gọi khi có đối tượng link được kích, onMouseOver được gọi khi con trỏ chuột di chuyển qua link.
Khi bạn tải một document xuống Navigator, nó sẽ tạo ra một số đối tượng cùng với những giá trị các thuộc tính của chúng dựa trên file HTML của document đó và một vài thông tin cần thiết khác. Những đối tượng này tồn tại một cách có cấp bậc và phản ánh chính cấu trúc của file HTML đó.




Trong sơ đồ phân cấp này, các đối tượng con chính là các thuộc tính của một đối tượng cha. Ví dụ nh­ một form tên là form1 chính là một đối tượng con của đối tượng document và được gọi tới là document.form1
Tất cả các trang đều có các đối tượng sau đây:
· navigator: có các thuộc tính tên và phiên bản của Navigator đang được sử dụng, dùng cho MIME type được hỗ trợ bởi client và plug-in được cài đặt trên client.
· window: là đối tượng ở mức cao nhất, có các thuộc tính thực hiện áp dụng vào toàn bộ cửa sổ.
· document: chứa các thuộc tính dựa trên nội dung của document nh­ tên, màu nền, các kết nối và các forms.
· location: có các thuộc tính dựa trên địa chỉ URL hiện thời
· history: Chứa các thuộc tính về các URL mà client yêu cầu trước đó.
Sau đây sẽ mô tả các thuộc tính, Phương thức cũng nh­ các Chương trình xử lý sự kiện cho từng đối tượng trong JavaScript.
1. ĐỐI TƯỢNG NAVIGATOR
Đối tượng này được sử dụng để đạt được các thông tin về trình duyệt nh­ số phiên bản. Đối tượng này không có Phương thức hay Chương trình xử lý sự kiện.
Các thuộc tính
appCodeName
Xác định tên mã nội tại của trình duyệt (Atlas).
AppName
Xác định tên trình duyệt.
AppVersion
Xác định thông tin về phiên bản của đối tượng navigator.
userAgent
Xác định header của user - agent.
Ví dụ
Ví dụ sau sẽ hiển thị các thuộc tính của đối tượng navigator

HTML Code:

<HTML>
<HEAD>
<TITLE> Navigator Object Exemple </TITLE>
<SCRIPT LANGUAGE= "JavaScript">
document.write("appCodeName = "+navigator.appCodeName + "<BR>");
document.write("appName = "+navigator.appName + "<BR>");
document.write("appVersion = "+navigator.appVersion + "<BR>");
document.write("userAgent = "+navigator.userAgent + "<BR>");
</SCRIPT>
</HEAD>
<BODY>
</BODY>
</HTML>
2. ĐỐI TƯỢNG WINDOWĐối tượng window như­ đã nói ở trên là đối tượng ở mức cao nhất. Các đối tượng document, frame, vị trí đều là thuộc tính của đối tượng window.
a. CÁC THUỘC TÍNH
· defaultStatus - Thông báo ngầm định hiển thị lên trên thanh trạng thái của cửa sổ
· Frames - Mảng xác định tất cả các frame trong cửa sổ.
· Length - Số l­ợng các frame trong cửa sổ cha mẹ.
· Name - Tên của cửa sổ hiện thời.
· Parent - Đối tượng cửa sổ cha mẹ
· Self - Cửa sổ hiện thời.
· Status - Được sử dụng cho thông báo tạm thời hiển thị lên trên thanh thạng thái cửa sổ. Đựơc sử dụng để lấy hay đặt lại thông báo trạng thái và ghi đè lên defaultStatus.
· Top - Cửa sổ ở trên cùng.
· Window - Cửa sổ hiện thời.
b. CÁC PHƯƠNG THỨC· alert ("message") -Hiển thị hộp hội thoại với chuỗi "message" và nút OK.
· clearTimeout(timeoutID) -Xóa timeout do SetTimeout đặt. SetTimeout trả lại timeoutID
· windowReference.close -Đóng cửa sổ windowReference.
· confirm("message") -Hiển thị hộp hội thoại với chuỗi "message", nút OK và nút Cancel. Trả lại giá trị True cho OK và False cho Cancel.
· [windowVar = ][window]. open("URL", "windowName", [ "windowFeatures" ] ) - Mở cửa sổ mới.
· prompt ("message" [,"defaultInput"]) - Mở một hộp hội thoại để nhận dữ liệu vào trường text.
· TimeoutID = setTimeout(expression,msec) - Đánh giá biểu thức expresion sau thời gian msec.
Ví dụ: Sử dụng tên cửa sổ khi gọi tới nó nh­ là đích của một form submit hoặc trong một Hipertext link (thuộc tính TARGET của thẻ FORM và A).
Trong ví dụ tạo ra một tới cửa sổ thứ hai, như­ nút thứ nhất để mở một cửa sổ rỗng, sau đó một liên kết sẽ tải file doc2.html xuống cửa sổ mới đó rồi một nút khác dùng để đóng của sổ thứ hai lại, ví dụ này l­a vào file window.html:

HTML Code:

<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Frame Example </TITLE>
</HEAD>
<BODY> 
<FORM>
<INPUT TYPE="button" VALUE="Open Second Window" onClick="msgWindow=window.open('','window2','resizable=no,width=200,height=200')">
<P>
<A HREF="doc2.html" TARGET="window2"> 
Load a file into window2 </A>
</P>
<INPUT TYPE="button" VALUE="Close Second Window"
            onClick="msgWindow.close()">
</FORM>
</BODY>
</HTML>
c. CÁC CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ SỰ KIỆN· onLoad - Xuất hiện khi cửa sổ kết thúc việc tải.
· onUnLoad - Xuất hiện khi cửa sổ được loại bỏ.
3. ĐỐI TƯỢNG LOCATION
Các thuộc tính của đối tượng location duy trì các thông tin về URL của document hiện thời. Đối tượng này hoàn toàn không có các Phương thức và Chương trình xử lý sự kiện đi kèm. Ví dụ:
http://www.abc.com/chap1/page2.html#topic3
Các thuộc tính
· Hash - Tên anchor của vị trí hiện thời (ví dụ topic3).
· Host - Phần hostname:port của URL (ví dụ www.abc.com ). Chú ý rằng đây thường là cổng ngầm định và ít khi được chỉ ra.
· Hostname - Tên của host và domain (ví dụ www.abc.com ).
· href - Toàn bộ URL cho document hiện tại.
· Pathname - Phần đ­ờng dẫn của URL (ví dụ /chap1/page2.html).
· Port - Cổng truyền thông được sử dụng cho máy tính host, th­ờng là cổng ngầm định.
· Protocol - Giao thức được sử dụng (cùng với dấu hai chấm) (ví dụ http.
· Search - Câu truy vấn tìm kiếm có thể ở cuối URL cho các script CGI.
4. ĐỐI TƯỢNG FRAMEMột cửa số có thể có một vài frame. Các frame có thể cuộn một cách độc lập với nhau và mỗi frame có URL riêng. frame không có các Chương trình xử lý sự kiện. Sự kiện onLoad và onUnLoad là của đối tượng window.
a. CÁC THUỘC TÍNH· frames - Mảng tất cả các frame trong cửa sổ.
· Name - Thuộc tính NAME của thẻ <FRAME>
· Length - Số l­ợng các frame con trong một frame.
· Parent - Cửa sổ hay frame chứa nhóm frame hiện thời.
· self - frame hiện thời.
· Window - frame hiện thời.
b. CÁC PHƯƠNG THỨC
· clearTimeout (timeoutID) - Xoá timeout do setTimeout lập. SetTimeout trả lại timeoutID.
· TimeoutID = setTimeout (expression,msec) - Đánh giá expression sau khi hết thời gian msec.
c. SỬ DỤNG FRAME
* Tạo một frame (create)Để tạo một frame, ta sử dụng thẻ FRAMESET. Mục đích của thẻ này là định nghĩa một tập các frame trong một trang



Ví dụ1: tạo frame

HTML Code:

<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Frame Example </TITLE>
<FRAMESET ROWS="90%,10%">
<FRAMESET COLS="30%,70%">
                       <FRAME SRC=CATEGORY.HTM NAME="ListFrame">
                                             <FRAME SRC=TITLES.HTM NAME="contentFrame">
 </FRAMESET >
<FRAME SRC=NAVIGATOR.HTM NAME="navigateFrame">
</FRAMESET >
</HEAD>
<BODY> 
</BODY>
</HTML>

Bạn có thể gọi tới những frame trước đó bằng cách sử dụng thuộc tính frames như sau:
listFrame chính là top.frames[0]
contentFrame chính là top.frames[1]
navigatorFrame chính là top.frames[2]
Ví dụ 2: Cũng giống như­ một sự lựa chọn, bạn có thể tạo ra một cửa sổ giống như­ ví dụ trước nhưng trong mỗi đỉnh của hai frame lại có một cửa sổ cha riêng từ navigateFrame. Mức frameset cao nhất có thể được định nghĩa như­ sau:

HTML Code:

<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Frame Example </TITLE>
<FRAMESET ROWS="90%,10%">
<FRAME SRC=muske13.HTML NAME="upperFrame">
<FRAME SRC=NAVIGATOR.HTM NAME="navigateFrame">
</FRAMESET >
</HEAD>
<BODY> 
</BODY>
</HTML>
 Trong file muske13.html lại tiếp tục đặt một frameset:
<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Frame Example </TITLE>
<FRAMESET COLS="30%,70%">
<FRAME SRC=CATEGORY.HTM NAME="ListFrame">
<FRAME SRC=TITLES.HTM NAME="contentFrame">
</FRAMESET >
</HEAD>
<BODY> 
</BODY>
</HTML>

Bạn có thể gọi tới các frame trên bằng cách sử dụng thuộc tính mảng frames nh­ư sau:
upperFrame chính là top.frames[0]
navigatorFrame chính là top.frames[1]
listFrame chính là upperFrame.frames[0]
hoặc top.frames[0].frames[0]
contentFrame chính là upperFrame.frames[1]
hoặc top.frames[0].frames[1]
** Cập nhật một frame (update)
Bạn có thể cập nhật nội dung của một frame bằng cách sử dụng thuộc tính location để đặt địa chỉ URL và phải định chỉ rõ vị trí của frame trong cấu trúc.
Trong ví dụ trên, nếu bạn thêm một dòng sau vào navigatorFrame:

HTML Code:

<INPUT TYPE="button" VALUE="Titles only" onClick="top.frames[0].location='artist.html'">

thì khi nút “Titles only” được nhấn, file artist.html sẽ được tải vào upperFrame, và hai frame listFrame, contentFrame sẽ bị đóng lại nh­ chúng ch­a bao giờ tồn tại.

5. ĐỐI TƯỢNG DOCUMENTĐối tượng này chứa các thông tin về document hiện thời và cung cấp các Phương thức để đ­a thông tin ra màn hình. Đối tượng document được tạo ra bằng cặp thẻ <BODY> và </BODY>. Một số các thuộc tính gắn với thẻ <BODY>.
Các đối tượng anchor, forms, history, links là thuộc tính của đối tượng document. Không có các Chương trình xử lý sự kiện cho các frame. Sự kiện onLoad và onUnLoad là cho đối tượng window.
a. CÁC THUỘC TÍNH· alinkColor - Giống nh­ thuộc tính ALINK.
· anchor - Mảng tất cả các anchor trong document.
· bgColor - Giống thuộc tính BGCOLOR.
· cookie - Sử dụng để xác định cookie.
· fgColor - Giống thuộc tính TEXT.
· forms - Mảng tất cả các form trong document.
· lastModified - Ngày cuối cùng văn bản được sửa.
· linkColor - Giống thuộc tính LINK.
· links - Mảng tất cả các link trong document.
· location - URL đầy đủ của văn bản.
· referrer - URL của văn bản gọi nó.
· title - Nội dung của thẻ <TITLE>.
· vlinkColor - Giống thuộc tính VLINK.
b. CÁC PHƯƠNG THỨC
· document.clear - Xoá document hiện thời.
· document.close - Đóng dòng dữ liệu vào và đ­a toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm ra màn hình.
· document.open (["mineType"]) - Mở một stream để thu thập dữ liệu vào của các phwong thức write và writeln.
· document.write(expression1 [,expression2]...[,expressionN]) - Viết biểu thức HTML lên văn bản trông một cửa sổ xác định.
· document.writeln (expression1 [,expression2] ... [,expressionN] ) - Giống Phương thức trên nhưng khi hết mỗi biểu thức lại xuống dòng.
6. ĐỐI TƯỢNG ANCHORSanchor là một đoạn văn bản trong document có thể dùng làm đích cho một siêu liên kết. Nó được xác định bằng cặp thẻ <A> và </A>. Đối tượng anchor không có thuộc tính, Phương thức cũng nh­ Chương trình xử lý sự kiện. Mảng anchor tham chiếu đến mỗi anchor có tên trong document. Mỗi anchor được tham chiếu bằng cách:
document.anchors [index]
Mảng anchor có một thuộc tính duy nhất là length xác định số l­ợng các anchor trong document, nó có thể được xác định nh­ sau:
document.anchors.length.
7. ĐỐI TƯỢNG FORMSCác form được tạo ra nhờ cặp thẻ <FORM> và </FORM>. Phần lớn các thuộc tính của đối tượng form phản ánh các thuộc tính của thẻ <FORM>. Có một vài phần tử (elements) là thuộc tính của đối tượng forms:
button
checkbox
hidden
password
radio
reset
select
submit
text
textarea
Các phần tử này sẽ được trình bày sau.
Nếu document chứa một vài form, chúng có thể được tham chiếu qua mảng forms. Số l­ợng các form có thể được xác định nh­ sau:
document.forms.length.
Mỗi một form có thể được tham chiếu nh­ư sau:
document.forms[index]
a. CÁC THUỘC TÍNHaction thuộc tính ACTION của thẻ FORM.
elements Mảng chứa tất cả các thành phần trong một form (nh­ checkbox, trường text, danh sách lựa chọn
encoding Xâu chứa kiểu MIME được sử dụng để mã hoá nội dung của form gửi cho server.
length Số l­ợng các thành phần trong một form.
method Thuộc tính METHOD.
target Xâu chứa tên của cửa sổ đích khi submit form
b. CÁC PHƯƠNG THỨCformName.submit () - Xuất dữ liệu của một form tên formName tới trang xử lý. Phương thức này mô phỏng một click vào nút submit trên form.
c. CÁC CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ SỰ KIỆNonSubmit - Chương trình xử lý sự kiện này được gọi khi người sử dụng chuyển dữ liệu từ form đi.
8. ĐỐI TƯỢNG HISTORYĐối tượng này được sử dụng để l­u giữ các thông tin về các URL trước được người sử dụng sử dụng. Danh sách các URL được l­u trữ theo thứ tự thời gian. Đối tượng này không có Chương trình xử lý sự kiện.
a. CÁC THUỘC TÍNHlength - Số l­ợng các URL trong đối tượng.
b. CÁC PHƯƠNG THỨC
· history.back() - Được sử dụng để tham chiếu tới URL mới được thăm trước đây.
· history.forward() - Được sử dụng để tham chiếu tới URL kế tiếp trong danh sách. Nó sẽ không gây hiệu ứng gì nếu đã đến cuối của danh sách.
· history.go (delta | "location") - Được sử dụng để chuyển lên hay chuyển xuống delta bậc hay di chuển đến URL xác định bởi location trong danh sách. Nếu delta được sử dụng thì việc dịch chuyển lên phía trên khi delta d­ơng và xuống phía dưới khi delta âm. nếu sử dụng location, URL gần nhất có chứa location là chuỗi con sẽ được tham chiếu.
9. ĐỐI TƯỢNG LINKSĐối tượng link là một đoạn văn bản hay một ảnh được xem là một siêu liên kết. Các thuộc tính của đối tượng link chủ yếu xử lý về URL của các siêu liên kết. Đối tượng link cũng không có Phương thức nào.
Mảng link chứa danh sách tất cả các liên kết trong document. Có thể xác định số lượng các link qua
document.links.length()
Có thể tham chiếu tới một liên kết quả
document.links [index]
Để xác định các thuộc tính của đối tượng link, có thể sử dụng URL tương tự:
http://www.abc.com/chap1/page2.html#topic3
a. CÁC THUỘC TÍNH
· hash - Tên anchor của vị trí hiện thời (ví dụ topic3).
· Host - Phần hostname:port của URL (ví dụ www.abc.com). Chú ý rằng đây th­ờng là cổng ngầm định và ít khi được chỉ ra.
· Hostname - Tên của host và domain (ví dụ ww.abc.com).
· href - Toàn bộ URL cho document hiện tại.
· Pathname - Phần đ­ờng dẫn của URL (ví dụ /chap1/page2.html).
· port - Cổng truyền thông được sử dụng cho máy tính host, th­ờng là cổng ngầm định.
· Protocol - Giao thức được sử dụng (cùng với dấu hai chấm) (ví dụ http.
· Search - Câu truy vấn tìm kiếm có thể ở cuối URL cho các script CGI.
· Target - Giống thuộc tính TARGET của <LINK>.
b. CÁC CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ SỰ KIỆN· onClick - Xảy ra khi người sử dụng nhấn vào link.
· onMouseOver - Xảy ra khi con chuột di chuyển qua link.
10. ĐỐI TƯỢNG MATHĐối tượng Math là đối tượng nội tại trong JavaScript. Các thuộc tính của đối tượng này chứa nhiều hằng số toán học, các hàm toán học, l­ợng giác phổ biến. Đối tượng Math không có Chương trình xử lý sự kiện.
Việc tham chiếu tới number trong các Phương thức có thể là số hay các biểu thức được đnáh giá là số hợp lệ.
a. CÁC THUỘC TÍNH· E - Hằng số Euler, khoảng 2,718.
· LN2 - logarit tự nhiên của 2, khoảng 0,693.
· LN10 - logarit tự nhiên của 10, khoảng 2,302.
· LOG2E - logarit cơ số 2 của e, khoảng 1,442.
· PI - Giá trị của p, khoảng 3,14159.
· SQRT1_2 - Căn bậc 2 của 0,5, khoảng 0,707.
· SQRT2 - Căn bậc 2 của 2, khoảng 1,414.
b. CÁC PHƯƠNG THỨC· Math.abs (number) - Trả lại giá trị tuyệt đối của number.
· Math.acos (number) - Trả lại giá trị arc cosine (theo radian) của number. Giá trị của number phải nămg giữa -1 và 1.
· Math.asin (number) - Trả lại giá trị arc sine (theo radian) của number. Giá trị của number phải nămg giữa -1 và 1.
· Math.atan (number) - Trả lại giá trị arc tan (theo radian) của number.
· Math.ceil (number) - Trả lại số nguyên nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng number.
· Math.cos (number) - Trả lại giá trị cosine của number.
· Math.exp (number) - Trả lại giá trị e^ number, với e là hằng số Euler.
· Math.floor (number) - Trả lại số nguyên lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng number.
· Math.log (number) - Trả lại logarit tự nhiên của number.
· Math.max (num1,num2) - Trả lại giá trị lớn nhất giữa num1 và num2
· Math.min (num1,num2) - Trả lại giá trị nhỏ nhất giữa num1 và num2.
· Math.pos (base,exponent) - Trả lại giá trị base luỹ thừa exponent.
· Math.random (r) - Trả lại một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1. Phwong thức này chỉ thực hiện được trên nền tảng UNIX.
· Math.round (number) - Trả lại giá trị của number làm tròn tới số nguyên gần nhất.
· Math.sin (number) - Trả lại sin của number.
· Math.sqrt (number) - Trả lại căn bậc 2 của number.
· Math.tan (number) - Trả lại tag của number.
11. ĐỐI TƯỢNG DATEĐối tượng Date là đối tượng có sẵn trong JavaScript. Nó cung cấp nhiều Phương thức có ích để xử lý về thời gian và ngày tháng. Đối tượng Date không có thuộc tính và Chương trình xử lý sự kiện.
Phần lớn các Phương thức date đều có một đối tượng Date đi cùng. Các Phương thức giới thiệu trong phần này sử dụng đối tượng Date dateVar, ví dụ:
dateVar = new Date ('August 16, 1996 20:45:04');
a. CÁC PHƯƠNG THỨC· dateVar.getDate() - Trả lại ngày trong tháng (1-31) cho dateVar.
· dateVar.getDay() - Trả lại ngày trong tuần (0=chủ nhật,...6=thứ bảy) cho dateVar.
· dateVar.getHours() - Trả lại giờ (0-23) cho dateVar.
· dateVar.getMinutes() - Trả lại phút (0-59) cho dateVar.
· dateVar.getSeconds() - Trả lại giây (0-59) cho dateVar.
· dateVar.getTime() - Trả lại số l­ợng các mili giây từ 00:00:00 ngày 1/1/1970.
· dateVar.getTimeZoneOffset() - Trả lại độ dịch chuyểnbằng phút của giờ địa Phương hiện tại so với giờ quốc tế GMT.
· dateVar.getYear()-Trả lại năm cho dateVar.
· date.parse (dateStr) - Phân tích chuỗi dateStr và trả lại số l­ợng các mili giây tính từ 00:00:00 ngày 01/01/1970.
· dateVar.setDay(day) - Đặt ngày trong tháng là day cho dateVar.
· dateVar.setHours(hours) - Đặt giờ là hours cho dateVar.
· dateVar.setMinutes(minutes) - Đặt phút là minutes cho dateVar.
· dateVar.setMonths(months) - Đặt tháng là months cho dateVar.
· dateVar.setSeconds(seconds) - Đặt giây là seconds cho dateVar.
· dateVar.setTime(value) - Đặt thời gian là value, trong đó value biểu diễn số l­ợng mili giây từ 00:00:00 ngày 01/01/10970.
· dateVar.setYear(years) - Đặt năm là years cho dateVar.
· dateVar.toGMTString() - Trả lại chuỗi biểu diễn dateVar dưới dạng GMT.
· dateVar.toLocaleString()-Trả lại chuỗi biểu diễn dateVar theo khu vực thời gian hiện thời.
· date.UTC (year, month, day [,hours] [,minutes] [,seconds]) - Trả lại số l­ợng mili giây từ 00:00:00 01/01/1970 GMT.
12. ĐỐI TƯỢNG STRINGĐối tượng String là đối tượng được xây dựng nội tại trong JavaScript cung cấp nhiều Phương thức thao tác trên chuỗi. Đối tượng này có thuộc tính duy nhất là độ dài (length) và không có Chương trình xử lý sự kiện.
a. CÁC PHƯƠNG THỨC· str.anchor (name) - Được sử dụng để tạo ra thẻ <A> (một cách động). Tham số name là thuộc tính NAME của thẻ <A>.
· str.big() - Kết quả giống nh­ thẻ <BIG> trên chuỗi str.
· str.blink() - Kết quả giống nh­ thẻ <BLINK> trên chuỗi str.
· str.bold() - Kết quả giống nh­ thẻ <BOLD> trên chuỗi str.
· str.charAt(a) - Trả lại ký tự thứ a trong chuỗi str.
· str.fixed() - Kết quả giống nh­ thẻ <TT> trên chuỗi str.
· str.fontcolor() - Kết quả giống nh­ thẻ <FONTCOLOR = color>.
· str.fontsize(size) - Kết quả giống nh­ thẻ <FONTSIZE = size>.
· str.index0f(srchStr [,index]) - Trả lại vị trí trong chuỗi str vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi srchStr. Chuỗi str được tìm từ trái sang phải. Tham số index có thể được sử dụng để xác định vị trí bắt đầu tìm kiếm trong chuỗi.
· str.italics() - Kết quả giống nh­ thẻ <I> trên chuỗi str.
· str.lastIndex0f(srchStr [,index]) - Trả lại vị trí trong chuỗi str vị trí xuất hiện cuối cùng của chuỗi srchStr. Chuỗi str được tìm từ phải sang trái. Tham số index có thể được sử dụng để xác định vị trí bắt đầu tìm kiếm trong chuỗi.
· str.link(href) - Được sử dụng để tạo ra một kết nối HTML động cho chhuỗi str. Tham số href là URL đích của liên kết.
· str.small() - Kết quả giống nh­ thẻ <SMALL> trên chuỗi str.
· str.strike() - Kết quả giống nh­ thẻ <STRIKE> trên chuỗi str.
· str.sub() - Tạo ra một subscript cho chuỗi str, giống thẻ <SUB>.
· str.substring(a,b) - Trả lại chuỗi con của str là các ký tự từ vị trí thứ a tới vị trí thứ b. Các ký tự được đếm từ trái sang phải bắt đầu từ 0.
· str.sup() - Tạo ra superscript cho chuỗi str, giống thẻ <SUP>.
· str.toLowerCase() - Đổi chuỗi str thành chữ th­ường.
· str.toUpperCase() - Đổi chuỗi str thành chữ hoa


game mien phi

số lượng khách truy cập
81
Tags :
cong dong a7 tlhp
Chào mừng tới ruolua.wap.sh -ruồi lửa